
“Art toy” hay là “Designer toy”. Không phải chỉ là một món đồ chơi để trang trí mà trong mỗi phiên bản Art Toy đều có những ý nghĩa, câu chuyện riêng của mỗi nhân vật. Không chỉ thế, Art Toy mang tính sưu tập và giá trị tinh thần nhiều hơn đối với những người yêu nghệ thuật. Cùng với việc Art Toy thường chỉ có những đợt phát hành với số lượng giới hạn khiến cho văn hoá Art Toy được xem là một trong những văn hoá nổi bật của thế kỉ 21, riêng biệt và độc đáo theo cách của riêng mình. Ở Việt Nam, dòng Art Toy được mọi người chú tâm nhiều nhất có lẽ là chú gấu Be@rbrick của Medicom Toy. Chú gấu bụng phệ dễ thương với sự đa dạng hình ảnh, màu sắc, sự đổi mới chất liệu sử dụng với những collab ấn tượng tạo ra sức hút cực kì lớn không chỉ trong cộng đồng yêu nghệ thuật, mà cả cộng đồng sneakers của Việt Nam nữa. Các bạn có thể tham khảo tại đây.
Hãy cùng SNKRVN tìm hiểu xem Art toy là gì và tại sao lại có sức hút lớn như vậy?
Art toy rất đa đạng về chất liệu: Nhựa ABS, vinyl, Gỗ, Kim loại, resin, đất sét …. Vào đầu những năm 2000, hình ảnh các sinh vật nhỏ, đầy màu sắc và cực kì bắt mắt tại các hội chợ thiết kế, minh họa, nhà sách và cửa hàng truyện tranh được gọi chung là những món đồ chơi thiết kế ăn theo văn hóa nhạc pop, hip-hop, graffiti, văn hóa Manga Nhật Bản. Dần dần, chúng nổi tiếng đến mức đã nhanh chóng thúc đẩy một ngành công nghiệp tiểu thủ với nhiều trang web và các công ty đồ chơi xuất hiện với mục đích rõ ràng là sản xuất và phân phối chúng.
Sau những năm đầu gây dựng sức ảnh hưởng, Art toy đã được nâng lên một tầm cao mới trong nghệ thuật. Các nghệ sĩ như KAWS (tên thật Brian Donnelly), hiện đang bán các tác phẩm Art Toy với giá hàng triệu đô la trong các cuộc đấu giá nghệ thuật lớn. Vào tháng 5 năm 2017, khi MoMA Design store phát hành một loạt các phiên bản vinyl 11 inch của tác phẩm điêu khắc của anh với giá $200 USD, thì cơn lũ người truy cập đã đánh sập trang web của MoMA (Không biết nên vui hay buồn =) ). Hay gần đây nhất là bộ sưu tập kết hợp giữa Dior x Kaws, Uniqlo x Kaws, Be@rbrick x Bape… Hàng loạt cái tên nổi tiếng trong nền văn hóa đường phố.
Sự sáng tạo của văn hóa Art toy?
Khác với figue, giá bán của art toy không nhất thiết dựa trên về mặt chi tiết hay chất liệu mà ảnh sẽ ảnh hưởng nhiều tới nghệ sĩ tạo ra nhân vật và hàm lượng nghệ thuật có trong đó hơn. Ngoài những công ty sản xuất đồ chơi lớn như Medicom toy, Kid robot … thì những nghệ sĩ sản xuất đồ chơi theo dạng cá nhân cũng không hề ít. Ngoài ra còn có những dòng Art Toy custom từ những nhân vật Art Toy về cả hình dạng lẫn màu sắc.
Vậy thì một hình dạng được sơn vẽ các loại màu sắc, sáng tạo ở đâu? Nếu ở be@rbrick, các bạn đều dễ dàng hiểu được sự đa dạng của hình ảnh trên “chú gấu bụng phệ” với những sự kết hợp độc đáo cùng những thương hiệu, nhân vật cực kì nổi tiếng. Thì với Kidrobot (thương hiệu này thời 9x cùng với văn hóa hip hop chắc nhiều bạn sẽ biết) – nhân vật “Dunny” được tạo ra bởi Paul Budnitz và Tristan Eaton và phát hành năm 2004 bởi Kidrobot – dựa trên hình ảnh của con thỏ với đôi tai hình ống. Cái tên Dunny là sự kết hợp tiếng lóng đường phố với cái tên đầu tiên là “Devil Bunny”.
Blind box của Dunny
Một phiên bản nổi tiếng giữa Dunny và tương ớt Sriracha
Những món đồ chơi này đã trở thành một thứ toàn cầu và thay đổi định nghĩa về đồ chơi sưu tập.
Những người trong thập niên 90, mọi người nghĩ về chúng nhiều hơn như những thứ từ Hasbro và Mattel, giống như đồ chơi McDonald. Nhưng ngày nay rất nhiều nghệ sĩ nổi tiếng như Sorayama đang làm những thứ liên quan đến đồ chơi. Những thứ này được bán với giá lên tới hàng ngàn đô la.Raphael Kwok, một nhà thiết kế tại Vipedia, cho biết, khi chúng tôi có được các kỹ thuật tiên tiến hơn và với sự phát triển của phương tiện truyền thông xã hội, các nghệ sĩ có thể trở nên nổi tiếng nhanh chóng và thuận tiện hơn. Các nghệ sĩ Visual ngày nay thường có thể tự làm tất cả, từ in 3D hoặc tự làm nhựa; có thể tạo ra 20 bản sao và bán chúng thông qua Instagram. Điều này có lẽ giải thích sự thiếu hiểu biết trước đây của mình. Những gì mình đã giả định là đồ chơi chỉ đơn giản là thiếu tầm nhìn. Khi doanh số của những món đồ đó chuyển từ các cửa hàng và phòng trưng bày vật lý sang nền tảng thương mại điện tử và phương tiện truyền thông xã hội. Theo nghĩa đó, nó cũng thú vị rằng trong một thế giới nơi các nghệ sĩ đang ngày càng đẩy công việc của họ vào các hình thức truyền thông mới như trò chơi video tương tác hoặc các tác phẩm VR (visual reality). Có lẽ đó là vì thị trường: mọi người có thể mua, thu thập và nhìn vào một món đồ chơi theo những cách quen thuộc hơn nhiều so với những gì họ có thể nói.
COARSE – Designer toy mà mình thích nhất
Tại sao Art toy lại là đồ chơi người lớn? Là một hình thức nghệ thuật hay chỉ là vật trang trí?
Một món đồ chơi có giá trị tinh thần cao và thực sự có giá trị hay không còn tùy thuộc vào người mua và sử dụng chúng. Như cộng động sneakers của chúng ta cũng vậy. Bạn yêu cái đẹp, hay bạn yêu thích câu chuyện của nhân vật hay là nhà bạn còn chổ trống để đặt một món đồ chơi lên kệ, hay thể hiện bản thân. Dù là hình thức hay mục đích như thế nào art toy cũng đang góp phần về sự đa dạng của nghệ chính thống và đường phố.
Phần sau mình sẽ tổng hợp những nhân vật, nghệ sĩ hay công ty với những art toy nổi tiếng của Việt Nam và thế giới để hi vọng mọi người có thể tìm được những nhân vật yêu thích và cho vào bộ sưu tập của chính mình nhé.
Thông tin và hình ảnh tổng hợp từ nhiều nguồn.