
Giày Spectator là gì?

Giày Spectator hay còn gọi là CoRespondent định nghĩa đơn giản là kiểu giày Tây với 2 màu (Two Tone) tương phản nhau không quan trọng nó là Oxford, Derby hay Loafer (ngày nay có thêm cả các đôi Spectator Monkstrap cũng trở nên dần phổ biến hơn). Những người theo chủ nghĩa thuần túy thì 1 đôi Spectator đặc trưng sẽ giới hạn phối màu theo 2 tone chủ yếu là trắng/đen hay trắng/nâu và chủ yếu nhấn mạnh vào chất liệu da.

Tuy nhiên thì Spectator phối màu hoàn toàn không có giới hạn chất liệu hay màu sắc, chúng ta có thể thấy những đôi Spectator phối các tone như navy/tan, light brown/dark brown, … đi với nhiều chất liệu khác nhau bên cạnh da thường. Theo nguyên tắc cổ điển thì thường mũi giày và phần quarter,gót sau sẽ đậm hơn (lý do vì sao thì phía dưới phần lịch sử mình sẽ đề cập) nhưng như mình đã nói bên trên Spectator thì sự sáng tạo là không giới hạn chúng ta có thể thấy những đôi Spectator với phần mũi, quarter nhạt hơn hay có những đôi Spectator phối ba màu (Tri-Tone) chứ không còn hai màu tương phản như truyền thống nữa, kèm theo các option vô tận như da lộn (suede), da đan (woven leather), vải canvas, muốn nổi bật hơn nữa thì thì phối da kỳ đà, da cá sấu, da đà điểu,… hoán đổi vị trí, màu sắc cho nhau.
Lịch sử Giày Spectator:
Lịch sử của Giày Spectator có 1 chút lộn xộn. Hầu hết các nguồn đều tôn vinh John Lobb (nhà làm giày nổi tiếng của Anh mà ai mê giày chắc đều biết), là người đã làm đôi Spectator đầu tiên với tính năng khi đó là giày chơi cricket vào năm 1868. Lúc đó những đôi giày cricket có màu trắng, mà màu trắng thì dễ bẩn khi chơi thể thao. Thế là lúc ấy John Lobb đã thêm vào những mảng da đen vào những chỗ dễ bẩn trên đôi giày, và Giày Spectator được sinh ra từ ấy. Đây là lý giải vì sao mũi giày và phần quarter, gót sau thường sẽ đậm hơn mà mình đã đề cập phía trên.
Một số nguồn cho rằng Spats mới là nguồn gốc giày Spectator nhưng giả thuyết đó không hoàn toàn phù hợp. Vì Spats dù có hai màu tương phản nhưng chỉ bao phủ lại phần trên của giày, nên không phù hợp với vị trí phân bố màu sắc của giày Spectator.
Tiến trình phát triển của giày Spectator:
Tại Anh Quốc,giày Spectator được coi là khá đũy thõa, phô trương cho đến những năm 30. Tuy nhiên vào thâp niên những năm 30, Công tước Windsor đã mang thường xuyên giày spectator, điều này khiến cho ngày càng nhiều người đàn ông Anh học theo. Tại Mỹ, giày Spectator gắn liền với hình ảnh những nghệ sĩ âm nhạc và các tay xã hội thâm trong những năm 20,30. Sau này những người nổi tiếng càng làm hình ảnh của Spectator trở nên phổ biến như nghệ sĩ nhạc Jazz Louis Armstrong, bố già xã hội thâm Al Capone, diễn viên Fred Astaire, Tổng thống Mỹ Harry Truman, Công tước Windsor. Riêng Cố Tổng thống Mỹ Truman chính là người đưa cá nhân mình đến với Spectator, ông cũng là idol về giày của mình trong giới chính trị gia với bộ sưu tập 96 đôi giày (Epic).
Thế chiến 2 kết thúc đánh dấu kết thúc sự phổ biến của giày Spectator và nó mãi mãi không thể lấy lại hào quang quá khứ nữa. Thập niên 80 Spectator trở lại với hình ảnh siêu sao Michael Jackson, nhưng nó lại gắn liền với hình ảnh trẻ tuổi, phá cách chứ không phải với những bộ đồ cổ điển, thanh lịch. Ngày nay Spectator chủ yếu gắn liền với hình ảnh những swing dancer và những người theo đuổi phong cách ăn mặc classic (như group mình :)))). Gần đây công chúng chủ yếu nhận diện giày Spectator qua 2 bộ phim La la Land và The Great Gatsby.




1. Brogue (ở đây mình chỉ xét đến Oxford, Derby, Blucher): Chắc chắn rồi, Spectator là một phần không thể thiếu của giày brogue và Spectator có mặt ở mọi kiểu giày brogue như full brogue, semi brogue, quarter brogue, blind brogue, longwing, austerity brogue hay cả kiểu giày khá ít người biết là Ghillie Brogue. Do tính phổ biến nên các kiểu này thường không quá khó kiếm với giày RTW, Ghillie Brogue thì ít gặp hơn rất nhiều. Ngoài ra Full Brogue còn có 1 kiểu giày riêng biệt là Colonial Style Spectator (Giày Thực dân) phối da màu nâu với vải canvas màu beige, kiểu giày này do thực dân Anh phát triển để thích hợp với môi trường nhiệt đới, nó có lịch sử lâu đời và đậm chất Anh.

2. Perforated Spectator (Spectator đục lỗ): đúng như tên gọi kiểu Spectator này có phần da được đục lỗ, không nên nhầm lẫn với lỗ trang trí như brogue mà là lỗ được đục trên phần upper để tăng tính thông thoáng, thích hợp cho mùa hè. Perforated Spectator thường thấy ở giày bespoke hay MTO cao cấp chứ ít khi thấy giày RTW.

3. Norwegian Spectator: kiểu Spectator này có lẽ ít gặp trong các kiểu Spectator, nó là 1 đôi Derby Apron Toe hay Split Toe phối theo kiểu Spectator. Đây là kiểu Spectator mình kết nhất mà chưa có đôi nào, theo những gì mình quan sát thì người duy nhất trong group đến nay có Norwegian Spectator chính là anh Thành – vua giày ai cũng biết rồi .

4. Spectator là không giới hạn và dĩ nhiên Loafer và Monkstrap cũng nằm trong số đó từ Penny, Tassel Loafer, Horsebit, Kiltie Loafer đến Single Monkstrap, Double Monstrap đều có các ver Spectator. Cá nhân mình thì chỉ hâm mộ các loại Spectator Loafer còn Monkstrap không phù hợp lắm với Spectator.
Mình phân loại theo ý kiến cá nhân nên chưa đầy đủ mọi người nếu thấy thiếu thì bổ sung nhé, riêng boots mình không xếp vào đây vì các kiểu button boots, balmoral boots hai màu nó là default rồi.

Phối đồ với Spectator:
Spectator là 1 kiểu giày casual nên phối đồ cũng casual, nó thích hợp với những dịp cuối tuần, thứ Sáu casual, đám cưới hay tiệc ngoài trời và không phù hợp với những dịp trang trọng cao hay môi trường công sở (thực ra đó là rule còn group mình thì đi spectator đi làm chuyện quá bình thường :))))). Bạn có thể phối Spectator với suit, blazer hay sport jacket. Ví dụ như đi kèm với 1 bộ navy striped suit sẽ tạo 1 dáng vẻ rất xã hội thâm thập niên 20-30. 1 bộ suit nâu hay trắng là một sự lựa chọn tuyệt vời, hay là công thức cổ điển: quần flannel trắng, cream đi kèm 1 chiếc sport jacket hoặc navy blazer thì ít có trật lắm. Nhưng có 1 rule an toàn khi phối đồ với Spectator là đôi giày đã quá nổi bật nên các phần còn lại trên outfit nên đơn giản để tránh tình trạng rối mắt. Đây thực ra là 1 lưu ý phối đồ an toàn còn nếu bạn phối đồ tốt thì vẫn có thể đi kèm với những họa tiết rất loud nhưng không làm outfit bị rối mắt và vẫn mướt như thường.






Bài viết lấy tư liệu có edit từ Gentleman’s Gazette và bản dịch của Anh Rùa
Chia sẻ cá nhân: Bản thân người viết bài là 1 fan của giày Spectator đã từng sở hữu 15 đôi tất cả và hiện tại chỉ còn đang sở hữu 6 đôi, giày Spectator là 1 trong những nguyên nhân làm mình tăng số ống quần từ 18 lên 22 vì theo mình giày Spectator không phù hợp với ống quần slim (ý kiến cá nhân thôi nhé). Hôm gala dinner tới bạn nào thấy ông nào mặc quần ống rộng đi Spectator thì người đó chính là mình.
Nguồn bài viết từ bạn TUẤN ANH.