SNKRVN

Kiến thức, SNEAKERS

Nhìn lại các phát hành Air Jordan 1 ‘Bred’ từ 1985 đến nay

Từ năm 1985 cái tên Michael Jordan và thiết kế Air Jordan 1 ‘Bred’ đã góp phần tạo nên một nền văn hóa xuyên lục địa và lớn mạnh đến tận ngày hôm nay.

1. Câu chuyện

Chuyện chẳng có gì đáng nói nếu như đã không cấm chàng rookie nhà Chicago Bulls mang đôi Nike đen/đỏ lên sân. Lí do hết sức đơn giản bởi vì chúng không có màu trắng giống như trang phục thi đấu của Jordan.

michael-jordan-1985

Phớt lờ quyết định từ ban tổ chức, anh vẫn tiếp tục thi đấu và chinh phục mùa giải 84-85 trong đôi giày đen/đỏ và chịu mức phạt lên đến $5000 cho mỗi trận đấu (Xem thêm tại đây). Tất cả số tiền này đều được ông lớn Nike ‘chống lưng’ mỗi khi Jordan ra sân. Và nếu như Nike lúc đó không phải là người ‘chịu chơi’, không phải là người có tầm nhìn thì thương hiệu Jordan Brand ngày hôm nay đã không có giá 2 tỉ USD.

2. Thiết kế

Thế nhưng lí do khiến người ta yêu Air Jordan 1 không chỉ vì nó chứa đựng một câu chuyện đầy cảm hứng mà còn là một thiết kế tuyệt đẹp. Ngay cả những người không hề biết đến sneakers còn phải công nhận sự tinh tế trong mọi góc nhìn của đôi giày này. Trong những năm 80, không có thiết kế sneakers nào như Air với phần mũi thon gọn, form giày ôm trọn bàn chân và mắt cá, thêm vào đó là logo Nike bản to vô cùng thời thượng.

Air Jordan 1

Thêm vào đó, các nhà sản xuất và cầu thủ lúc bấy giờ chỉ biết mang dưới chân những đôi giày xám/trắng nhàm chán và chẳng có gì ấn tượng. Thế nên sự xuất hiện của phối màu đen/đỏ cùng Michael Jordan được xem như một cuộc ‘cách mạng’ trên sàn đấu. Mặc dù Air đã có tới hằng trăm màu sắc khác nhau nhưng với các sneakerhead thì phối màu Black/Red – (gọi nhanh là ‘Bred’) luôn chiếm trọn trái tim của người hâm mộ.

3. Phát hành

Kể từ năm 1985 thì Jordan Brand đã có đến 5 lần tái phát hành phối màu Bred và phiên bản 2016 sẽ là lần thứ 6 chúng quay trở lại. Mỗi lần phát hành là mỗi lần mà Jordan Brand lại thay đổi chút ít trong chi tiết và chất liệu, chẳng có phiên bản nào giống phiên bản nào. Cùng SNKR Việt Nam điểm qua từng phát hành và tìm hiểu những điểm khác biệt của chúng so với phiên bản Air Jordan 1 ‘Bred’ OG ra mắt vào năm 1985.

1985

Air Jordan 1

Điều mà không phải ai cũng biết về đợt phát hành đầu tiên của Air OG chính là chúng được sản xuất từ nhiều nhà máy khác nhau. Nếu may mắn bạn có thể bắt gặp một đôi ‘Bred’ OG được làm tại Hàn Quốc, còn lại là Đài Loan. Việc sử dụng nhiều nhà máy lại dẫn đến hiện tượng màu sắc không chính xác. Dù được phát hành chung một năm 1985 nhưng màu đỏ của da lại khác nhau tùy thuộc vào nhà máy sản xuất ra đôi giày đó. Dù có khác biệt đôi chút nhưng phát hành đầu tiên luôn là chuẩn mực cho các phiên bản nối tiếp của nó.

1994

Air Jordan 1 1994

Phiên bản retro đầu tiên vào năm 1994 (cùng với Air Jordan 2 và 3) nhân dịp kỉ niệm 10 năm thành lập của Jordan Brand. Thế nhưng doanh số bán lúc này không như họ mong đợi. Một phần vì người hâm mộ cảm thấy thất vọng với bản retro không như họ mong đợi. Các chi tiết mang tỉ lệ hoàn hảo với form giày cao kều của 10 năm trước nhưng logo swoosh lại thay bằng chất liệu nubuck, điều này khiến phiên bản 1994 không được các sneakerhead đón nhận cuồng nhiệt sau khi trở lại.

2001

Air Jordan 1 2001

Văn hóa retro bắt đầu thâm nhập thì trường đầu những năm 2000 và Jordan Brand cũng không nằm ngoài ngoại lệ. Những người hâm mộ bắt đầu tìm đến những item của thập niên trước. Vô tình phối màu ‘Bred’ cũng được săn đó khá gắt gao bởi giá trị lịch sử giàu có đằng sau đôi giày.

Đây cũng là lần đầu tiên mà Air được phát hành kèm với Retro Card – khẳng định lại vị trí quan trọng của thiết kế với Jordan Brand. Song song đó, đôi giày được tặng kèm logo Jumpman bằng kim loại, móc trên nút thắt dây cuối cùng (không có trong hình).

Phiên bản 2001 được làm giống hệt như 1994 (vẫn giữ nguyên logo swoosh bằng da nubuck). Số lượng giày cũng rất hạn chế khi chỉ có 38,345 đôi được xuất xưởng (trong khi đó con số của Air 1 ’72-10′ ra mắt cuối năm 2015 lên đến hơn 1 triệu đôi).

2009

Air Jordan 1 2009

Sau 8 năm, phối màu ‘Bred’ tiếp tục ‘lên kệ’ lần thứ 3 và là một phần của ‘Defining Moments Pack’. Kỉ niệm giây phút Michael Jordan bỏ lưới Celtics 63 điểm trong trận  Playoffs năm 1986.

Đây cũng là phiên bản ‘Bred’ bị chê thậm tệ nhất. Không chỉ mang tỉ lệ sai tạo nên form giày ‘không giống ai’. Chất liệu da lại quá trơn, không có vân da rõ ràng.  Phần viền da trên tất cả các phiên bản retro và OG đều để lộ vết cắt trừ ‘Defining Moments Pack’. Chúng được may ngược vào trong, tạo nên các đường bo tròn dọc theo giày.

Logo Nike Air trên lưỡi gà cũng ‘bốc hơi’ thay bằng Jumpman và chữ Air ở dưới (lưỡi gà này thường có trên các bản Air Mid). Ngay cả phần gót giày cũng xuất hiện thêm một logo Jumpman khiến nhiều sneakerhead cảm thấy khá khó chịu. Tất cả những thay đổi nêu ra ở trên làm cho ‘Defining Moments Pack’ thành phiên bản ‘Bred’ bị chê nhiều nhất.

2011

Air Jordan 1 2011

Thành công của ‘Defining Moments Pack’ không được như mong đợi, thế nên 2011 Jordan Brand tạo ra một phiên bản ‘Bred’ đặc biệt hơn nhiều –  đó chính là ‘Banned’. Chất liệu mới được chăm chút hơn với da mềm và sắc sảo hơn khá nhiều. Các chi tiết trên thân giày được lấy cảm hứng từ việc NBA cấm đôi giày đen/đỏ của Michael Jordan. Mặc dù có đường may và tỉ lệ khá gần với ‘Defining Moments Pack’ nhưng ‘Banned’ lại là đôi Air được săn đón nhiều nhất, đã có lúc chúng chạm ngưỡng $3000 tại cửa hàng Flight Club.

2013

Air Jordan 1 2013

Phiên bản 2013 được yêu thích bởi form giày cứng cáp và mạnh mẽ. Nhưng điểm trừ lớn nhất vẫn là chất liệu và màu sắc. Chất liệu da trơn tiếp tục được sử dụng mặc dù chúng tốt hơn rất nhiều so với phiên bản 2009. Lí do là Jordan Brand đã phủ lên bề mặt da một lớp cao su PU (sử dụng lớp phủ này để che đi phần da gốc bị hư hỏng) khiến cho màu đỏ của phiên bản 2013 có phần sáng hơn bản OG. Thật sự thì lớp bảo vệ này đã phá hỏng đi vẻ vintage đặc trưng của Air Jordan 1 ‘Bred’. Cũng lúc này đôi giày cũng được Kanye West ‘lăng xê’ khá nhiều, khiến cho cơn sốt Air được đẩy lên đỉnh điểm trong shoegame lúc bấy giờ, mặc cho lớp sơn PU kia.

2016

Air Jordan 1 2016

Khoảng cách giữa OG và retro được kéo lại gần như ở phiên bản Banned 2016 vừa ra mắt, một phần nhờ vào chương trình ‘Remastered’ vô cùng ý nghĩa ở Jordan Brand. Chương trình được tạo ra với mong muốn mang các thiết kế Air Jordan kinh điển quay trở lại với chất lượng thượng hạng nhất. Điều đầu tiên khiến các sneakerhead quan tâm nhất ở phiên bản 2016 chính là chất liệu. Giống như ‘Shattered Backboard’ ra mắt năm 2015, phiên bản ‘Banned’ năm nay sử dụng loại da aniline. Đây là chất da tự nhiên được nhuộm và xử lý đặc biệt khiến độ mềm, bề mặt và vân da vẫn còn nguyên vẹn.

Bên cạnh đó phương pháp nhuộm của loại da aniline cũng đem lại màu sắc tự nhiên và có chiều sâu. Chỉ cần so sánh với bản 2013 ta có thể thấy sự khác biệt rõ ràng về sắc đỏ trên 2 phiên bản. Có lẽ Jordan Brand đã rút ra được một bài học từ việc xử lí chất liệu sau thất bại năm 2013. Tóm lại thì phiên bản Air Jordan 1 ‘Banned’ (Bred 2016) được nhiều sneakerhead nhận định là phiên bản retro tốt nhất tính đến thời điểm hiện tại bởi sự đầu tư kĩ lưỡng và tâm huyết của thương hiệu.

Source: Complex

Bình luận

Đánh giá chung

Thiết kế
Công nghệ
Form giày
Chất liệu
Giá thành
Tổng kết 5




Instagram