
Đối với người dân ở khu vực Bắc Mỹ thì bóng rổ có thể xem là một môn thể thao khá phổ biến nhưng lại không thật sự được quan tâm nhiều ở các nước Châu Âu. Họ chú trọng đến bóng đá là chủ yếu, vì thế để nâng cao được thể lực khi thi đấu môn thể thao này thì luyện tập chính về chạy bền. Bởi chính vì sự đó mà các dòng giày runner được ưa chuộng hơn hẳn tại châu lục này.
Được ra đời vào đầu những năm 90s, dòng giày Asics GEL-Lyte III (3) đã và đang được rất nhiều sneakerhead yêu mến và dành cho nó một sự quan tâm sâu sắc sau hơn 25 năm có mặt trên thị trường. Nếu như các đầu giày đã quá quen thuộc với nhà thiết kế lừng danh của Nike là Tinker Hatfield thì Shigeyuki Mitsui chính là người đã mang tên tuổi của Asics vượt qua khỏi biên giới của Nhật Bản để đến với toàn thế giới.
Tại Nhật Bản, sự sáng tạo được đóng góp từ công sức làm việc của tất cả mọi người góp lại. Chúng ta sẽ nghe rất nhiều lần học nhắc đến từ “chúng tôi” trong khi phương Tây sẽ xem nó như là một dự án nào đó trong chiến lược của họ. Sinh ra và lớn lên tại thành phố Niigata, ông đã có thâm niên làm việc cho Asics từ năm 1984 và đã cùng họ gặt gái được rất nhiều thành công.
Khởi nguồn cho công việc của ông tại Asics chính là việc hỗ trợ thiết kế dòng giày Epirus cùng với người quản lý của ông lúc bấy giờ, không những thế ông cũng đã có một ít đóng góp trong thời gian thiết kế dòng GT II.
Asics Gel Lyte III trên chân Mr. Shigeyuki Mitsui
Ý tưởng để bắt tay vào thiết kế của Mitsui chính là có thể tao ra một đôi giày chạy kết hợp giữa các hiệu suất hoạt động cũng như công nghệ tiên tiến nhất thời bấy giờ. Cách vẽ và các ý tưởng của ông đã bắt buộc phải cho ra một khuôn mẫu mới cho các dòng giày để có để thể thổi một sự sống mới vào các bản vẽ trên giấy .
Nguồn cảm hứng sáng tạo ra “tác phẩm để đời” GEL-Lyte III đến từ các nguồn đa dạng như việc ông đã chọn phần lưỡi gà tách rời (split tounge) dựa theo mẫu LD-Racer và ông cảm thấy muốn trở nên phá cách theo một ý tưởng độc đáo vì thế đã áp dụng nó trên thiết kế của mình.
Chưa kể là ông muốn việc xỏ chân vào chúng dễ dàng hơn là việc bạn cứ phải kéo lưỡi gà mỗi lần và giúp chúng không bị dịch chuyển nhiều trong quá trình di chuyển. Việc chọn logo GEL phản quang ở phần gót với một mảnh như lưới phủ lên, Shigeyuki đã lấy ý tưởng từ nhà tù giam sau song sắt. Ông muốn mọi người có thể dễ dàng nhận ra được sản phẩm mà không nhất thiết phải làm nó là nó quá nổi bật nhưng vẫn rất bắt mắt với những người tinh ý.
“Một tính năng độc đáo của GEL Lyte III là độ dày của phần midsole tăng dần từ thấp đến cao mà tôi đã thiết kế. Phần đế lót của Asics lúc này được chia ra 2 phần, nhưng chỉ 2 phần thì vẫn là không đủ.
Sự thay đổi từ một phần mềm tới phần cứng hơn là quá gần nhau. Vì vậy, một phạm vi nữa đặt ở giữa hợp lý hoá các phần là cần thiết để làm cho quá trình chuyển đổi này tự nhiên hơn. Ngoài ra vị trí của ba phần đế khác nhau cần thiết để được ở một góc nào đó để giúp phân phối và hướng dẫn việc áp và cân nặng của một người một cách chính xác nhất .
Các nhà phát triển kỹ thuật của Asics đã phải tạm gác qua các dự án khác chỉ vì độ khó trong việc thiết kế phần midsole này. Với các đặc tính tự nhiên của mút xốp nhựa , sự nhạy cảm đến từ cả ba mật độ khác nhau đúng là khó khăn để kiểm soát. Nó không phải là khó khăn với các công nghệ chúng tôi sở hữu bây giờ, nhưng nó đã khác nhau hai mươi năm về trước. Các nhà máy sản xuất phần midsole GEL Lyte IIIs để từng nhiều lần phàn nàn và nói rằng họ sẽ không bao giờ muốn chế tác ra một thứ “rắc rối” như vậy nữa! Nhưng tôi tin rằng nó là một kết cấu thực sự tốt.”