
Vào lúc 8h sáng hôm qua, tuần lễ NBA All-Star đã chứng kiến cuộc so tài đáng được mong đợi giữa đội Lebron James với đội của Giannis Antetokounmpo. Kết thúc trận đấu, đội bóng được dẫn dắt bởi King James đã giành chiến thắng trước đội của Giannis với tỉ số chung cuộc là 178-164. Trong suốt khoảng thời gian diễn ra sự kiện NBA All-Star, chúng ta đã chứng kiến hàng loạt phát hành đến từ các thương hiệu sportswear. Ngoài ra, người hâm mộ cũng có dịp thỏa mãn khi thấy cầu thủ yêu thích của họ thi đấu tại sự kiện với đôi giày signature của riêng họ ở trên chân.
Đã từ lâu, những phiên bản sneakers signature đã là một món ăn tinh thần không thể thiếu dành cho những người yêu sneakers nói chung và bóng rổ nói riêng. Và trong suốt lịch sử phát triển của ngành công nghiệp sneakers, những đôi giày signature đóng vai trò không nhỏ, từ sân đấu cho đến đường phố.
Khi Michael Jordan và Jordan Brand đặt nền móng cho loại giày này vào những năm 80, chúng liên tục được lăng xê bởi những ngôi sao bóng rổ nổi danh. Những phiên bản sneakers signature như Shaq Attaq, Air Penny và Sir Charles’ CB nhanh chóng chiếm lấy spotlight vào thập niên 90, trước khi những đôi giày signature của Kobe và Lebron chiếm lấy trái tim người hâm mộ vào những năm 2000. Nhìn vào số lượng giày khủng khiếp như thế, chắc hẳn chúng ta đã bỏ quên vài phiên bản sneakers signature đình đám khác. Hãy cùng SNKRVN điểm qua vài phiên bản sneakers signature bị đánh giá thấp nhất trong lịch sử của NBA nhé!
AND1 Marbury
Sau khi chiếm lấy hầu hết các sân bóng đường phố, thương hiệu AND1 với trụ sở ở Philly đã chơi một ván bài cược khi kí hợp đồng với tài năng trẻ 19 tuổi thời đó là Stephen Marbury trước mùa giải NBA đầu tiên của anh vào năm 1996. Người quản lý của tài năng trẻ này đã từ chối hàng loạt lời chào mời của các ông lớn để kí hợp đồng với AND1, bắt đầu quá trình chuyển đổi từ “sân nhựa” đến “sân gỗ” của thương hiệu này.
Phiên bản Marbury 1 ra mắt và nhanh chóng thành công để trở thành một trong những đôi giày AND1 được bán ra nhiều nhất trong lịch sử. Năm 2007, phiên bản này được tái sinh trở lại dưới cái tên “Coney Island Classic”, nhưng không để lại được nhiều ấn tượng trong quãng thời gian về sau.
FILA 96 (Grant Hill II)
Vào thập niên 90, FILA là cái tên sáng giá trong thị trường giày bóng rổ thời đó nhờ vào dòng giày signature của Grant Hill. Ngôi sao của Detroit Pistons thời đó là một trong những cái tên tài năng nhất trong cuộc chơi. Những kỹ năng và thái độ thi đấu chuyên nghiệp đã khiến cho cái tên Grant Hill được biết đến cho đến tận bây giờ.
Trong năm phiên bản signature của Hill, phiên bản FILA 96 chính là thỏi nam châm hút tiền của FILA. Với màu trắng chủ đạo, đi cùng với những chi tiết màu xanh biển, phiên bản này thu hút người hâm mộ một cách khủng khiếp, từ bóng rổ đường phố cho đến những tay bóng chuyên nghiệp. Thời đó, huyền thoại Tupac Shakur cũng sở hữu phiên bản này trong tủ giày. Với những thành công và đóng góp dành cho FILA, Grant Hill đã đem về cho mình bản hợp đồng trọn đời cùng với thương hiệu này.
Reebok Omni Pump Hexride (Yao Ming)
Một sự bổ sung từ cánh trái của danh sách này, phiên bản Omni Pump Hexride của Yao Ming có lẽ xuất hiện quá sớm. Phiên bản này lấy cảm hứng từ nền văn hóa Á Đông, và có lẽ mẫu giày này cũng là một sự lựa chọn hoàn hảo so với những đôi giày Chinese New Year khác.
Được phát hành nhân dịp Yao Ming thi đấu tại Olympic Bắc Kinh, phiên bản sneakers này thực sự rất ít người biết đến. Kết hợp giữa hai công nghệ Pump và Hexride trứ danh của Reebok, phiên bản này còn nổi bật lên bằng hình ảnh con rồng màu đỏ trong văn hóa Á Đông.
Phiên bản này chỉ được phát hành độc quyền tại Trung Quốc với số lượng 2008 đôi. Thử nghĩ về độ khó để cop phiên bản này thử.
adidas KB8
Đây là phiên bản bắt đầu mọi thứ của Black Mamba. Sau mùa giải đầu tiên thành công cùng dòng sản phẩm Foot You Wear từ adidas (bao gồm Top Ten 2000, Top Ten 2010 và EQT Elevation), Kobe Bryant đã được tặng một đôi giày sneakers signature mới trong mùa giải tiếp theo của anh. Với thiết kế bo tròn, phiên bản này đã tạo nên một sự khác biệt trong lối chơi của Kobe.
Trong khi số đông nhớ đến sự gắn bó và thành công của anh khi làm việc với Nike, thì triều đại của adidas Kobe lại mở ra những cánh cửa mới cho những thiết kế đình đám về sau.
Tái phát hành vào năm 2007 dưới cái tên Crazy 8, phiên bản này vẫn là một trong những dấu ấn quan trọng trong lịch sử phát triển của adidas.
Reebok Kamikaze I
Shawn Kemp có thể bị từ chối một danh hiệu NBA, nhưng những di sản mà anh để lại cho giải đấu này là điều hoàn toàn không thể phủ nhận. Đôi giày sneakers signature đầu tiên của anh – Kamikaze – đã tạo ra một tác động lớn đối với nền sneakers vào thời điểm đó.
Xuất hiện vào năm 1994, phiên bản Kamikaze đã gây ấn tượng mạnh với phần thiết kế đối nghịch đầy táo bạo không thể nhầm lẫn, hoàn toàn xứng đáng với “Reign Man”. Theo nhiều cách, phiên bản này trở thành đại diện cho sự thẩm mỹ trong của bóng rổ vào năm 90 với phần upper đặc biệt, màu sắc tương phản với cấu trúc cao ôm lấy mắt cá nhân. Trong khi nhiều người nhớ đến phiên bản Shaq Attaq khi hồi tưởng về thời đại của Reebok, nhưng phiên bản Kamikaze vẫn luôn là sự yêu thích của người hâm mộ và trở thành đôi giày được săn đón nhiều nhất vào khoảng thời gian ấy.
Nguồn: Sneaker Freaker