SNKRVN

Thời trang, Kiến thức

Xu hướng thay đổi Logo đơn giản & hiện đại của các thương hiệu “luxury houses”

Có thể bạn chưa biết – Trong khoảng thời gian 2 – 3 năm trở lại đây, các thương hiệu đình đám lần lượt thay đổi signature của mình thành dòng “brand name” trắng đen đơn giản với font chữ San – Serif quen thuộc. Vậy đây được xem là chủ ý tạo nên xu hướng mới hay là một sự nỗ lực toàn ngành để chuẩn bị cho một tương lai thời trang hoàn toàn khác? Cùng tìm hiểu xem mưu mẹo nào đang diễn ra trong làn thời trang hiện đại nhé!

Hầu như các thương hiệu ban đầu đều muốn tạo điểm nhấn với cầu kỳ, phông chữ gây ấn tượng. Tuy nhiên hiện nay, nhiều chuyên gia thương hiệu cho rằng các phông chữ đơn giản mang lại những lợi ích thiết thực hơn, hay Riccardo Tisci đến từ nhà Burberry gọi bằng một cụm đó từ là kiểu chữ “tiện ích hiện đại”. Các kiểu chữ này thường sẽ sạch hơn và dễ đọc hơn, chúng phù hợp với nhiều phương tiện truyền thông và hoạt động trực tuyến đặc biệt tốt. Độ tinh khiết của các phông chữ này cho phép các thương hiệu trở thành một con tàu trống rỗng, sẵn sàng đáp ứng các xu hướng thời đại dễ thay đổi và một loạt các sản phẩm từ bình dân đến cao cấp sẽ được phải gây ấn tượng bằng chính thiết kế của mình. 


Tính đồng nhất có nên tồn tại trong ngành công nghiệp sáng tạo mang tính toàn cầu

Có lẽ nhiều người đã đọc sách báo hoặc nghe đâu đó về sự thay đổi cũng như bộ nhận diện thương hiệu của các brand lớn, nhưng lại tỏ ra sự không tán đồng những quan điểm này. Sự thay đổi luân phiên và thống nhất như vậy có mang đến ảnh hưởng tiêu cực?

Đứng trước nhiều ý kiến trái chiều, nhà thiết kế lừng danh Virgil Abloh tuyên bố rằng chúng ta đang ở “bình minh của một thời kỳ Phục hưng mới”.  Ông không chỉ đơn giản đề cập đến sự hồi sinh của mỹ học cổ điển chỉ bởi vì phông chữ Serif, trong trường hợp này, dường như còn nhắc đến sự tái sinh của những người theo chủ nghĩa hiện đại Bauhaus. 

Đáng kể, Abloh tiếp tục nói rằng “với internet và phương tiện truyền thông hiện nay, thì việc sử dụng một phông chữ phù hợp với mọi văn hoá, ngôn ngữ hay thậm chí dễ đọc hơn cũng là một yếu tốt giúp thương hiệu tiếp cận được nhiều người như thương hiệu mong muốn”. 

Đặc biệt, cũng giống như Hollywood, nền công nghiệp thời trang cũng mang đậm tính “xung đột văn hoá” nếu không cẩn thận. Khi một thương hiệu cố gắng thể hiện hoặc toát lên vẻ “mình là một gã da trắng” mang họ Yves, Cristobal, Thomas, Alessandro and Pierre thì chắc chắn sẽ tạo cảm giác không thân thiện, “phân biệt đối xử”, giảm tính viral của thương hiệu, đặc biệt là đối với những người da màu nhạy cảm.


Không quá ngạc nhiên khi các nhà “ brand” không còn muốn đeo huy hiệu của thời đại “phân biệt chủng tộc, gia trưởng” ở mặt tiền cửa hàng của họ

Nếu quá khứ thực sự là một nơi không bình đẳng, nơi một nhà thiết kế da đen không thể vươn lên vị trí giám đốc nghệ thuật của Louis Vuitton, thì không có gì ngạc nhiên khi những thương hiệu lớn không còn muốn đeo cái mác “phân biệt chủng tộc, gia trưởng” mà chỉ muốn có một cái gì đó trung tính hơn trong tương lai.

Vậy nếu một nhóm công ty định dạng lại thương hiệu của mình theo chuẩn một hệ sinh thái công bằng & bình đẳng, vậy thì sự sáng tạo & cạnh tranh còn có ý nghĩa gì? Nếu ngành công nghiệp thời trang muốn khuyến khích sự đa dạng về ý tưởng, nhưng không đa dạng nhãn hiệu như Abloh nói, thì nó cần phải suy nghĩ kỹ hơn về việc tạo ra tất cả các chi tiết signature, điểm nhấn mạnh mẽ ở thiết kế và tính cá thể hoá của các thương hiệu – đây còn là một thách thức lớn hơn với các thương hiệu.

Có lẽ ví dụ khó xử nhất phải nhắc đến Peter Saville khi cân nhắc thay đổi bộ nhận diện thương hiệu của Burberry, ông quyết định giữ lại “ England”. Peter tìm cách duy trì ý nghĩa tích cực của thành phố và quốc gia đặc trưng thương thiệu, nhưng tất cả những yếu tố địa phương đã bị xóa đi. Đây có lẽ là những gì Burberry muốn nói, cụ thể là “ England” có thể là bất cứ nơi nào trên thế giới – một nơi đa văn hóa được giải thoát khỏi xiềng xích của bản sắc địa phương. Và nếu đó là tầm nhìn chung của tất cả các “ brand” trên toàn thế giới, không có gì ngạc nhiên khi tất cả họ đều đẩy mạnh quốc tế của sans Serif hiện đại.

 


Tính đồng nhất có thể mang lại rủi ro cao

Đối với một ngành công nghiệp sáng tạo toàn cầu, tính đồng nhất là rất nguy hiểm. Một mặt, nó kìm hãm khả năng sáng tạo của các nền văn hóa khác nhau, kìm hãm sự thể hiện “cái tôi” bằng giọng nói đặc biệt của riêng mình. Mặt khác, nó mở ra cho ngành công nghiệp những thách thức có thể có từ những người mới, những người ít làm việc, ít bảo thủ và sẵn sàng giao dịch dựa trên độc đáo của riêng họ.

“Con đường đến địa ngục được lát bằng những ý định tốt”, các “luxury houses” mong muốn tạo một cuộc cách mạng với âm hưởng dễ cảm nhận và dễ chạm đến lòng nhiều người. Tuy nhiên, đối với ngành công nghiệp thời trang, địa ngục hay thiên đàng đều có 50 sắc thái.


Theo dõi những thông tin về thương hiệu và xu hướng thời trang trong năm 2020 tại đây nhé!

 

 

 

Bình luận




Instagram