SNKRVN

Kiến thức, SNEAKERS

Yohji Yamamoto – Sinh ra để vượt qua mọi ranh giới

Yohji Yamamoto lần đầu xuất hiện trên sâu khấu thời trang vào năm 1981, khi ông mang những thiết kế cách mạng đến từ Tokyo, đặt ra những nền móng đầu tiên cho những thứ được gọi là thẩm mỹ sau này. Kể từ đó, tên tuổi của ông lên nhanh như “diều gặp gió” nhờ vào những thiết kế avant-garde độc đáo, lạ mắt nhưng vẻ đẹp thì vẫn hiện diện trên từng đường kim mũi chỉ.  (Thuật ngữ avant garde luôn được sử dụng trong các lĩnh vực nghệ thuật từ hội họa, kiến trúc, điện ảnh, âm nhạc và thời trang. Avant garde được xem là trường phái thiết kế mang tính đột phá, tiên phong phá vỡ những chuẩn mực của vẻ đẹp ước lệ sẵn có trước đó – Theo Styleguilde)

Trong những năm gần đây, ông đã liên tục bắt tay với những thương hiệu nổi tiếng từ phân khúc thể thao như là adidas cho đến những cái tên xa xỉ như Hermes. Chúng ta cũng phải nhắc đến thương hiệu Y3 của chính ông với những món đồ vượt thời gian và những đôi được sản xuất dưới sự kiểm soát của adidas đã đưa tên tuổi của ông lên thứ bậc cao hơn. Mặc dù đã bước qua cái tuổi “thất thập cổ lai hy” nhưng cái tên Yohji Yamamoto vẫn gây ảnh hưởng không nhỏ đến những sàn runway đầy lộng lẫy của haute couture cho đến những con đường bụi bặm với nền văn hóa street đầy phóng khoáng.

Là đứa con trai duy nhất của một góa phụ vì chiến tranh, Yohji sinh ra ở Nhật bản trong Thế Chiến Thứ Hai và trải qua tuổi thơ của mình mà không có bất cứ một ký ức nào về cha mình, người đã mất 1 năm sau khi Yohji Yamamoto chào đời. Mẹ ông đã một mình bươn chải để nuôi ông khôn lớn và ông đã thể hiện sự kình trọng của mình khi làm mọi thứ miễn sao chúng có thể khiến bà vui lòng, kể cả việc học hành và đạt được cái bằng luật tại Đại Học Keio danh tiếng.

Mẹ của ông là một thợ may và bà có một của tiệm tại Kabukicho, một quận nổi tiếng ăn chơi tại khu Shinjuku, thành phố Tokyo. Ông đã xin làm phụ tá tại đây sau khi tốt nghiệp trường Đại Học Keio, và quyết định này đã khiến mẹ ông không mấy hài lòng. Nhưng rồi Yamamoto nhận ra, “Tôi không muốn sống trong một cái xã hội tầm thường”, ông nói. “Vì vậy tôi đã nói với mẹ tôi về ý định chuyển đến làm việc cho bà sau khi tôi tốt nghiệp.”

Nguồn: HYPEBEAST

Cuối cùng, mẹ ông cũng đã đồng ý cho ông làm việc tại cửa hàng của bà, nới rằng ông có thể học hỏi một số kinh nghiệm từ những thợ may tại đó. Theo yêu cầu của bà, ông cũng đăng ký học tại trường Bunka Fashion College, hiện tại đang rất là nổi tiếng khi là cái nôi của những nhà thiết kế đại tài như là Kenzo Takada (nhà sáng lập Kenzo), Junya Wanatabe (nhà thiết kế đại tài của thương hiệu COMME des GARCONS, sỡ hữu một dòng sản phẩm của riêng mình mang tên Junya Wanatabe COMME des GARCONS), Hiroko Koshino (nhà thiết kế của thương hiệu cùng tên, một thương hiệu high-end có cửa càng tại Nhật Bản và London), Nigo (nhà sáng lập của A Bathing Ape), Jun Takahashi (nhà sáng lập UNDERCOVER), Tsumori Chisato (nhà thiết kế của thương hiệu cùng tên, từng làm việc với Issey Miyakebvà chính bản thân Yohji Yamamoto.

Nguồn:

Tuy nhiên vào thời điểm đó, “trường Bunka là một trường dành cho các cô gái trẻ”, Yamamoto thú nhận. “Nó giống như là một lớp học về các cách chuẩn bị trước hôn lễ, sắp xếp hoa, nấu ăn và may vá hơn một lớp học về thiết kế thời trang.”

Khi đến trường, Yamamoto nói rằng ông còn không biết rằng ngành thiết kế thời trang thực sự tồn tại. “Tôi chỉ muốn may quần áo, cắt và may”, Tuy nhiên, bên cạnh việc dạy những kỹ năng cơ bản của một thợ may chuyên nghiệp như cắt, khâu vá, Bunka còn đem cái khái niệm về thiết kế thời trang cho Yamamoto, đặt ra một nền tảng cho những thiết kế điên cuồng của ông sau này.

Yohji Yamamoto Menswear 2017. (Nguồn ảnh: 10 Magazine)

Những ngày đầu trong sự nghiệp thiết kế của ông không hề dễ dàng. Sau khi tốt nghiệp tại Bunka, ông đã nhận được học bổng tại trong 1 năm. Khi vừa đến với đó, ông nhận thấy rằng thời đại của haute couture, những gì mà ông đã nghiên cứu, đang bắt đầu phai mờ dần. “Saint Laurent đang bắt đầu với những sản phẩm ready-to-wear,”  Yamamoto nhớ lại. “Thời điểm của haute couture đang đến hồi kết và thời đại của ready-to-wear đang bắt đầu hé lộ ra.”

Trong 1 năm tại đấy, Yohji đã vùi đầu vào việc vẽ, thiết kế và liên tục tìm đến các tạp chí thời trang vào thời điểm đó với mong muốn các tác phẩm của ông sẽ được giới thiệu. Sau nhiều lần thất bại trong việc thuyết phục các tạp chí giới thiệu các thiết kế của mình, Yamamoto trở nên chán nản, bỏ vẽ và bắt đầu chìm đắm trong rượu chè và cờ bạc. “Tôi từng nghĩ rằng tôi không không hề có bất cứ một tài năng nào cả”, ông nói. Cuối cùng, ông đã nhận ra rằng ông phải rời khỏi đây trước khi hủy hoại bản thân mình, thế nên ông đã quay về Tokyo.

Nguồn: Elle

Yamamoto đã trở lại Nhật Bản và tiếp tục gắn bó với tiệm may của mẹ ông. Và cũng từ lúc đó, ông mới bắt đầu khám phá ra tiếng nói thực sự của bản thân với tư cách là một nhà thiết kế. Ông rất ghét những thiết kế ôm sát, gợi cảm đi kèm với những màu sắc rực rỡ  dành cho phái nữ, “Tôi giúp mẹ tôi trong việc thiết kế các trang phục và váy vóc được đặt hàng bởi đa số những người phụ nữ, họ đều cao, gợi cảm, quyến rũ và nữ tính – những thứ mà tôi không hề thích một chút nào cả”, ông nói. “Trong lúc lấy đo của khách hàng, quỳ xuống sàn nhà để điều chỉnh độ dài của vạt áo, tôi đã nghĩ rằng: Mình muốn làm một thứ quần áo nam tính cho phụ nữ”. Đây chính là ý tưởng nền tảng tạo nên cái đế chế Yohji Yamamoto sau này với những thiết kế avant-garde mang tính cách mạng cho nền công nghiệp thời trang.

Ông miêu tả lại tại sao ông sử dụng những màu đơn sắc trên những thiết kế của mình: “Thành phố lúc đó có rất nhiều thời trang, với rất nhiều màu sắc đi cùng với những cách trang trí bắt mắt. Tôi nghĩ chúng rất là xấu. Tôi nghĩ rằng tôi không nên làm rối mắt người xem bằng những màu sắc khủng khiếp. Thay vào đó, tôi lại bị kích thích bởi cái cách mà những đường cắt có thể khiến bộ quần áo trở nên quyến rũ hơn.”

Yohji Yamamoto Fall 2017. (Nguồn: Vogue)

Nghĩ là làm, ông liền lập ra một công ty nhỏ chuyên bán những sản phẩm ready-to-wear và thu hút sự chú ý của những khách hàng đến từ những thành phố lớn ở Nhật Bản. Những thiết kế của ông luôn mang trên mình những kỹ thuật cắt may tinh tế và hạn chế những màu sắc sặc sỡ cơ bản để ông có thể thoải mái sáng tạo với màu đen và những loại vải đa dạng. Bên cạnh đó, thiết kế của ông đều có thể sử dụng bởi phụ nữ hay đàn ông chứ không phải là những thiết kế ôm sát và theo những tỉ lệ cơ thể chuẩn mực trong ngành thời trang lúc đó. “Tôi luôn muốn các cô gái cảm thấy an toàn khi khoác lên mình những thiết kế đến từ Yohji Yamamoto.”

Những thành công ban đầu đã khiến những suy nghĩ của ông, một lần nữa, hướng về Paris, khi ông bắt đầu tin rằng “có thể một số người tại sẽ tìm ra sự thú vị đến từ những thiết kế của tôi”. Vì vậy, vào đầu những năm 1980, Yamamoto đã trở lại “thủ đô ánh sáng” và ông ngẫu nhiên mở một của hàng nhỏ cùng ngày mà ông và người bạn gái cũ Rei Kawakubo tổ chức buổi trình diễn đầu tiên cho COMME des GARCONS.

Yohji Yamamoto, Rei Kawakubo và Dianne B. (Nguồn: Pinterest)

Không một chút nghi ngờ, cặp đôi này đã tạo ra một cơn sốt trong làng thời trang, bấy giờ đang bị thống trị bởi những thiết kế tân thời và theo xu hướng cắt cúp táo bạo của những nhà mốt như Thierry Mugler hay Claude Montana, những người mà theo như cách nói của Yohji – “là những vị vua thời đó”.

“Những thiết kế của tôi và đều có một khoảng cách khá xa so với vẻ đẹp của họ”, Yohji giải thích. “Đối với người Châu Âu thì những sáng tạo của chúng tôi đều trông bẩn thỉu và xấu xí”. Tuy nhận phải sự xua đuổi đến từ giới thời trang cao cấp phương Tây, nhưng Yohji Yamamoto và cả COMME des GARCONS đã đem đến một tia sáng hy vọng cho người kẻ mộ đạo thời trang đang tìm kiếm sự dị biệt và mới mẻ trên sàn diễn runway cao cấp. Và những thiết kế hòa trộn giữ những tư tưởng của ông cùng những đường nét Á Đông đầy sự thu hút chính là hồi đáp mà họ đang mong đợi.

Năm 2003, Yamamoto cũng đi tiên phong trong một phong trào khác khi hợp tác với adidas để cho ra những món đồ mà thời trang và thể thao giao thoa lẫn nhau, với ý muốn phục vụ rỗng rãi ra thị trường. Sau 2 thập kỷ làm việc tại Paris, ông bắt đầu cảm thấy rằng những thứ mình đang làm đang bắt đầu đi ra xa khỏi định hướng ban đầu của bản thân. “Tôi bắt đầu suy nghĩ rằng ai sẽ là người sử dụng những thiết kế của tôi? Bởi vì tôi không hề thấy một ai mặc những món đồ của tôi,” ông nói.

Nhận thấy được việc cả thế giới vẫn còn chịu ảnh hưởng từ những đôi giày cao gót hay brogue lịch lãm, Yohji đã bắt tay cùng adidas để tạo nên Y3 nhằm phục vụ cho các tín đồ thời thời trang đường phố bụi bặm và những gì xảy ra sau đó đều là lịch sử. Đối với ông, sự hợp tác với adidas chính là một cách để trải nghiệm cái văn hóa sneakers, thứ mà đang thâm nhập vào Hoa Kỳ lúc đó, cũng như thu hẹp khoảng cách giữ ông và người tiêu dùng.

Y3 Sport AW 2016 (Nguồn: Y3)

Tuy nhiên, cuộc đời không phải lúc nào cũng màu hồng. Năm 2009, sự nghiệp của ông dường như chạm đáy bởi những quyết định thiếu quyết đoán đến từ những quản lý kinh doanh của công ty. Vì thế, thương hiệu buộc phải tuyên bố phá sản bởi khoản nờ 65 triệu USD. Ông lúc đó đã muốn từ bỏ tất cả bởi vì tức giận đi cùng với sự mệt mỏi đối với tình hình hiện giờ. Tuy nhiên con gái của ông, Limi Feu (cũng là một nhà thiết kế thời trang), đã kéo ông trở lại và khiến ông nhận ra rằng đang có rất nhiều người, từ công nhân cho đến nhân viên, đang phụ thuộc vào thương hiệu này.

“Họ là động lực giúp tôi làm lại mọi thứ từ đầu. Đó là một khoảng thời gian khó khăn”, ông thừa nhận. “Nhưng khi tôi nghĩ về việc đó, dường như tôi được tiếp thêm sức mạnh.”

Nhìn vào ngành thời trang hiện nay, các thiết kế của Yamamoto luôn tạo một sự khác biệt rõ rệt trong ngành công nghiệp thời trang quá mainstream như bây giờ. Họ đặt việc kiếm tiền lên hàng đầu và bắt đầu bán những thứ phụ kiện vô nghĩa thay vì những bô sưu tập mang những ý nghĩa, giá trị của người làm ra chúng. “Dường như các nhà thiết kế thời trang đang giảm dần”, ông nói.

Đối với Yohji, dường như không có bất kỳ ranh giới nào giữa những sàn diễn runway hào nhoáng hay là những cung đường đầy nắng gió. Chính điều đó đã tạo nên một Yohji Yamamoto ngày hôm nay, cái tên duy nhất có thể khiến một quý ông U60 hay một cậu học sinh 18 tuổi nhắc đến với sự ngưỡng mộ. Và cũng chỉ có những thiết kế của ông, những sự luộm thuộm có chủ đích, sắp xếp lớp ấn tượng cùng những đường cắt độc nhất vô nhị mới có thế khiến một kinh đô thời trang đầy khắc nghiệt như phải ngả mũ kính phục.

Yohji Yamamoto F/W 2015

Nguồn: Tổng hợp từ BoF, Elle VN, Reddit, Highsnobiety, HYPEBEAST

 

Bình luận

Đánh giá chung

Thiết kế
Công nghệ
Form giày
Chất liệu
Giá thành
Tổng kết 5




Instagram